Tìm Hiểu Về Vải Ren, Đặc Tính & Phân Loại Các Chất Liệu Ren

Tìm Hiểu Về Vải Ren, Đặc Tính & Phân Loại Các Chất Liệu Ren

Vải ren đang là một vật liệu được nhiều người yêu thích vì toát lên vẻ sang trọng, quyến rũ khi may trang phục. Không chỉ ngành may mặc mà vải ren còn được ứng dụng trong trang trí, nội thất mang tới không gian đáng yêu, độc lạ. Nếu bạn muốn hiểu hơn về vải ren là gì, ưu - nhược điểm và các loại vải ren phổ biến hiện nay thì theo dõi thông tin mà HẠNH cung cấp dưới đây.

Vải ren là gì?

Khái niệm

Vải ren hay còn gọi là Lace. Đây là một loại vải đặc biệt được tạo nên  nhờ việc bện, lặp hoặc xoắn sợi chỉ. Từ đó tạo nên những lỗ hổng hay khoảng trống trên bề mặt vải. Ngoài ra, một số loại còn có phương pháp đục lỗ trên chất liệu dệt có sẵn để tạo thành vải ren. Theo chia sẻ của những người thợ trong nghề, số lượng sợi và mũi đan càng nhiều thì chất lượng ren càng tốt.

Vải ren thường có độ nhận diện cao hơn nhiều so với các loại vải khác. Nguyên do là do có kết cấu thưa đặc biệt và nhiều lỗ hổng. Trước đây, ren thường có màu trắng và được thêu hoa văn trang trí. Qua thời gian, màu sắc trở nên đa dạng hơn để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Với những đặc điểm đặc biệt của vải ren, nó rất được các gia đình quý tộc giàu có ưa chuộng. Họ sử dụng để ren trang trí cho trang phục và đồ dùng hàng ngày của mình. Đại diện cho cho số đó là Nữ hoàng Elizabeth I, hoàng hậu Marie Antoinette, Nữ hoàng Victoria…

Nguồn gốc của vải ren

Theo những ghi chép lịch sử thì Venice, đất nước Ý được xem như là cái nôi của ren. Vì Venice là nơi quyển sách đầu tiên mô tả những hoa văn trên ren được in ra (“Le Pompe” – 1550). Quá trình làm ra ren đã được thực hiện đầu tiên trong các cung điện Pharaoh.  Nó thuộc vùng đất Ai Cập xưa, có niên đại khoảng 2500 TCN. Đến1600, những sản phẩm ren cao cấp được sản xuất chủ yếu ở các nước lớn của châu Âu.

Phổ biến nhất vẫn là như Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Anh. Trong đó,  Bỉ là quốc gia nổi tiếng nhất về nghề làm ren. Vì cho đến thời điểm hiện tại, hai kỹ thuật làm ren chính vẫn còn được gìn giữ và sử dụng ở các tỉnh thành Flemish của Bỉ.

Áo khoác ren tay lửng

Đặc tính của vải ren

Vải ren có mặt ở bất cứ đâu và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Lý do là bởi chất liệu ren sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật:

Ưu điểm

Sở hữu kỹ thuật dệt tiên tiến, kết cấu vải đặc biệt với những khoảng trống tinh tế, khi mặc vải ren bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Chất liệu có khả năng co giãn tự nhiên nên không hề bám dính, gây khó khăn khi di chuyển cho người mặc.

Vải ren có thể sử dụng vào mùa hè, thời tiết oi nóng vì chúng có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không để lại mùi hôi khó chịu trên quần áo. Do được dệt theo kiểu tấm lưới mỏng nên khả năng thoát hơi ẩm nhanh, vải ít bị nấm mốc vào mùa mưa.

Đặc biệt, khi nhắc đến ưu điểm của vải ren không thể bỏ qua sức hấp dẫn, quyến rũ của chất liệu, mang đến cho chị em vẻ đẹp tinh tế đầy bí ẩn. Ren tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ, duyên dáng nhưng rất cuốn hút. Bạn có thể dễ dàng phối nhiều trang phục khác nhau với ren, tạo ra một phong cách mới lạ. 

Nhược điểm

- Ren có cấu tạo nhiều sợi vải, hoa ăn với lỗ hổng, chất liệu mỏng nên cần bổ sung thêm các loại vải lót bên trong.

- Vải dễ rách khi mắc phải vật nhọn

- Quy trình bảo quản, vệ sinh vải ren phức tạp, cầu kỳ

Áo thun lưới cổ tròn phối ren đính hạt châu, tay lửng

Các loại vải ren phổ biến hiện nay

Ngày xưa, nghề may vải ren là một công việc khá hấp dẫn. Các trường dạy may vải mọc lên khá nhiều. Mỗi  trường dạy nghề lại cạnh tranh nhau bằng cách phát triển nhiều kiểu may vải ren độc đáo. Đó là lý do mà vải ren rất nhiều loại. Cùng điểm qua một số loại ren phổ biến nhất hiện nay. 

Vải ren kim (Needle Lace) 

Vải ren kim được tạo ra bằng cách dùng chỉ đơn và luồn qua hàng trăm mũi kim khâu. Loại vải này khi sờ vào có cảm giác thô và cứng. Nhưng đổi lại, ren kim mang vẻ đẹp tinh tế và mỏng manh. Bề mặt ren thường được kết hợp với nhiều màu sắc và họa tiết tinh tế để tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. 

Vải ren cuộn (Bobbin Lace)

Ren cuộn có cách dệt ngược lại với ren kem. Nó được dệt từ nhiều sợi chỉ nhờ phương pháp bện và xoắn các sợi lại với nhau. Người ta thường sử dụng nhiều sợi chỉ có màu sắc khác nhau để tăng nét sinh động cho vải.  Vải ren cuộn dệt đơn giản hơn ren kim nên chúng phổ biến và có giá thành rẻ hơn ở nhiều nơi.

Vải ren thêu (Cutwork Lace)

Đặc trưng của vải ren thêu là những lỗ hổng lớn trên mặt vải. Những lỗ hỏng này được cắt theo một hình dáng có chủ đích với các họa tiết trang trí tuyệt đẹp. Ren thêu thường được ứng dụng để làm khăn trải bàn, rèm cửa. Đặc biệt là váy cưới, khăn đội đầu của cô dâu.

Vải ren băng (Tape Lace)

Ren băng là những mảnh vải ren dài. Nó có hình dạng như những chiếc ruy băng nên được gọi là ren băng. Loại này được dệt thủ công hoặc máy dệt. Ứng dụng chủ yếu là dùng để làm phụ kiện trang trí cho các phần viền của váy, áo, nón, tay áo, dù,..

Vải ren thắt nút (Knotted Lace)

Vải ren thắt nút không quá phổ biến so với các loại còn lại. Nhưng nó cũng rất được ưa chuộng để đính vào các vật dụng như nón, túi, khăn,…

Vải ren móc (Crochet Lace)

Người ta sử dụng các sợi chỉ mỏng và móc chúng lại với nhau thông qua các mũi kim để tạo thành vải ren móc. Crochet Lace – ren móc chủ yếu được ứng dụng để làm viền váy khăn bàn, rèm cửa,…

Đầm thun ren 3D họa tiết, cổ tròn, tay phồng

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về vải ren và sự phát triển đỉnh cao của chất liệu này trên thị trường. Ngày nay tuy có nhiều chất liệu thay thế nhưng ren vẫn được ưa chuộng bởi vẻ đẹp riêng biệt chỉ chất liệu này mới sở hữu. 

 
Bài sau →